CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ CẤP CỨU KHI BỊ SỐC NHIỆT DO NẮNG

Sốc nhiệt do nắng nóng là gì?

Sốc nhiệt là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bạn trở nên quá nóng, mất khả năng cân bằng nhiệt độ bằng cách toát mồ hôi. Sốc nhiệt là hậu quả của việc bạn tham gia, làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao quá mức chịu đựng của cơ thể như dưới thời tiết nắng nóng, trong công xưởng sản xuất. Sốc nhiệt là loại tổn thương nhiệt độ nghiêm trọng nhất với cơ thể, khi thân nhiệt tăng lên 40 độ hoặc cao hơn.

Dấu hiệu của sốc nhiệt

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Toàn thân sốt nóng từ 40 độ trở lên, da đỏ bất thường.
  • Hành vi và tình trạng đầu óc bị thay đổi: không nhận thức được hiện tại, lo lắng bồn chồn, nói không rõ tiếng, dễ cáu giận, bị hoang tưởng, hoặc nặng hơn là ngất.
  • Đổ mồ hôi bất thường: Nếu bị sốc nhiệt do thời tiết nóng, da bạn sẽ trở nên khô nóng. Ngược lại, nếu bạn bị sốc nhiệt do hoạt động quá sức, da sẽ khô và hơi ẩm.
  • Buồn và nôn
  • Thở gấp, hơi thở ngắn
  • Tim đập nhanh hơn do áp lực từ nhiệt độ khiến mạch đập tăng để điều tiết nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
  • Đau đầu, thái dương của bạn có thể nhảy do căng mạch máu.

Những ai có khả năng cao bị sốc nhiệt?

Bất kỳ ai cũng có thể bị sốc nhiệt dưới nắng nóng. Tuy nhiên một số nhóm người sau chịu rủi ro cao hơn do thể trạng, tình trạng sức khoẻ không tốt:
  • Những người tuổi cao, trẻ em, người có sức chịu đựng kém. Khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể phù hợp với môi trường nằm ở hệ thần kinh trung tâm. Với trẻ nhỏ, hệ thống này chưa phát triển hoàn thiện. Còn ở người lớn tuổi thì nó đã bị suy thoái, yếu đi khiến cơ thể không cân bằng được nhiệt độ.
  • Người lao động, hoạt động lâu ngoài trời như shipper, người lao động tự do, vận động viên thể thao, bộ đội tham gia tập luyện ngoài trời là những người có rủi ro cao bị sốc nhiệt do nắng nóng.
  • Những người mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tâm thần. Sức nóng từ mặt trời và bầu không khí đô thị khiến thần kinh bị tổn thương, vượt quá sức chịu đựng của mạch máu, dễ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như ngất, đột quỵ.
  • Người chịu sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ: vào phòng điều hoà lạnh ngay sau khi vừa đi ngoài trời nóng về; hoặc đang ngồi điều hoà mát thì bước ra đường nắng nóng.

Cách phòng chống sốc nhiệt trong ngày nắng

  • Che chắn cơ thể cẩn thận: Ngoài áo, quần, váy chống nắng, bạn còn cần đeo kính mát chống tia UV. Đội mũ cẩn thận, che qua gáy hoặc bạn dùng khăn đeo quanh cổ, gáy. Gáy là trung tâm điều hoà nhiệt độ của cơ thể. Nếu bạn phơi nắng trực tiếp vào gáy và đỉnh đầu thì càng làm tăng khả năng bị sốc nhiệt. Đặc biệt, bạn không được mặc đồ tối màu, có chất liệu là lụa vì chúng sẽ hút nhiệt nhanh hơn, tích tụ nhiệt ngày càng nóng khiến cơ thể không chịu được.
  • Bổ sung nước liên tục cho cơ thể, đặc biệt là khi ở ngoài trời. Kể cả khi không khát, bạn vẫn cần uống nước để làm mát cơ thể.
  • Không ở ngoài trời lâu, tránh nắng ở nơi có bóng mát.
  • Không dùng chất kích thích như cồn, caffeine bởi chúng tăng gánh nặng cho hệ thần kinh, tim mạch trong ngày nắng nóng.
  • Trước khi ra khỏi phòng ngay lập tức. Bạn hãy nâng nhiệt độ điều hoà để cơ thể thích nghi dần dần với nhiệt độ tăng lên.
  • Tuyệt đối không bỏ quên ai ngồi lại trong xe ô tô dưới trời nắng nóng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Xe ô tô đỗ dưới trời nắng có thể tăng nhiệt thêm 20 độ chỉ trong 10 phút. Không khí ngột ngạt, nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến mất nước, sốc nhiệt, thần kinh không ổn định, nặng hơn là hôn mê và tử vong.

Cách cấp cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng

Khi người bệnh bị sốc nhiệt, trước khi gọi cấp cứu hoặc đưa đến trung tâm y tế gần nhất, hãy cấp cứu bằng cách:

  • Đưa người bệnh vào bóng mát hoặc vào trong nhà.
  • Cởi bỏ quần áo không cần thiết để cơ thể được làm mát.
  • Làm mát cơ thể người bệnh bằng bất cứ thứ gì bạn có. Lấy khăn ướt lau người, bật quạt phun sương, lau người, đặt túi đá, khăn lạnh lên các bộ phận như đầu, cổ, gáy, nách, bẹn.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905