Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa bệnh “vi khuẩn ăn thịt người”

–  Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” có tên khoa học là Whitmore (hay melioidosis) là một bệnh “nhiễm trùng gây chết người” từ khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật.

–  Bệnh có khả năng lây lan qua qua tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm khuẩn, thường xuất hiện ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  1. Nguyên nhân gây bệnh

-Khi hít phải bụi bẩn hoặc các giọt nước bị nhiễm vi khuẩn. Khi uống nước bị nhiễm mà không được khử trùng. Khi sờ vào đất bị nhiễm bằng tay hoặc chân trần, đặc biệt là nếu có trầy xước trên da. Vi khuẩn Whitmore sống rất dai, có thể sống nhiều năm liền trong môi trường đất và nước đã bị nhiễm khuẩn.

   2 . Triệu chứng bệnh

– Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau và có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác như quai bị, áp xe, viêm tấy..

  • Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40 – 60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
  • Nhiễm trùng phổi: Các triệu chứng bao gồm ho (có đờm hoặc không), đau ngực khi thở, sốt cao, đau đầu và đau cơ, sụt cân.
  • Nhiễm trùng máu: Các triệu chứng bao gồm sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, mất phương hướng, vết loét có mủ trên da.
  • Nhiễm trùng khu trú: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.
  • Sốt, loét hoặc áp xe trên, hoặc ngay bên dưới da – có thể bắt đầu như những nốt u cục cứng chắc màu xám hoặc trắng, trở nên mềm và viêm; sau đó trông giống như vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra.
  • Nhiễm trùng rải rác: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

  3 . Điều trị

Hiện tại chưa có vaccine phòng và điều trị bệnh Whitmore. Khi nhiễm bệnh chỉ có thể điều trị qua hai giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Điều trị bằng kháng sinh này có thể kéo dài tới tám tuần.

Giai đoạn 2: Là 3 đến 6 tháng của một trong hai kháng sinh đường uống.

4.Cách phòng ngừa

– Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm. Đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ. Rửa tay, chân thường xuyên đặc biệt sau khi ra ngoài về.

-Xịt khuẩn và giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất khi có các triệu chứng như sốt cao, viêm phổi, áp xe, nổi cục nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905