BẠN NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Tại sao trẻ em thường mắc tiêu chảy nhiều hơn người lớn? Đa phần các trường hợp mắc tiêu chảy có thể được điều trị tại nhà đơn giản. Hãy tìm hiểu lý do trẻ mắc tiêu chảy để có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

trẻ bị tiêu chảy

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ

Trẻ mắc tiêu chảy khi phân lỏng, đi ra cùng với nhiều nước. Trẻ cũng sẽ đi vệ sinh nhiều lần hơn bình thường.

Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ. Đây là cách cơ thể thải ra các vi khuẩn, virus gây bệnh. Tiêu chảy ở trẻ thường kéo dài vài ngày đến một tuần. Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Mất nước
  • Mẩn ngứa
  • Da khô, môi khô
  • Mệt mỏi
  • Khóc không có nước mắt

Thông thường, tiêu chảy có thể tự hết sau 2 ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy lâu hơn, bạn cần nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn.

Phân loại tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy ngắn ngày

Chỉ diễn ra trong 1-2 ngày và có thể tự hết. Nguyên nhân có thể đến từ đồ ăn hoặc nước chứa vi khuẩn, virus. Hoặc do trẻ mắc một căn bệnh cấp tính nào đó gây ra tiêu chảy cùng lúc.

Tiêu chảy nhiều ngày

Tiêu chảy kéo dài cả tuần có thể do các vấn đề sức khoẻ khác như hội chứng ruột kích thích, các bệnh tiêu hoá khác. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài cả tuần, bạn cần đưa con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Xác định đúng nguyên nhân tiêu chảy sẽ giúp trẻ bình phục tốt và ít bị mệt mỏi do đi vệ sinh nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus;
  • Viêm nhiễm cấp tính;
  • Gặp vấn đề về tiêu hoá thức ăn (hội chứng bất dung nạp thực phẩm);
  • Hệ thống miễn dịch phản ứng với một số loại đồ ăn (dị ứng đồ ăn);
  • Ký sinh trùng đi vào cơ thể qua đồ ăn, nước;
  • Phản ứng với các loại thuốc;
  • Bệnh đường ruột như viêm loét đại tràng;
  • Rối loạn cơ năng ruột như hội chứng ruột kích thích;
  • Phẫu thuật ở đường ruột hay túi mật.

Trẻ em phải đi nhiều quốc gia khác nhau có nguy cơ mắc tiêu chảy nhiều hơn. Lý do nằm ở sự thay đổi về thực phẩm, nguồn nước, chứa nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.

Điều trị tiêu chảy ở trẻ như thế nào?

Điều trị tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào mức độ triệu chứng, độ tuổi và thể chất của trẻ.

Mất nước là vấn đề lớn nhất khi mắc tiêu chảy. Trong đa số trường hợp, phương pháp xử lý là bù nước. Thuốc kháng sinh chỉ có thể được kê đơn khi tiêu chảy có nguyên nhân do vi khuẩn.

Trẻ cần được uống nhiều nước hơn để bù lượng nước bị mất đi. Nếu trẻ bị mất nước, bạn hãy cho trẻ:

  • Uống nhiều nước chứa điện giải. Nước điện giải (oresol) có một lượng cân bằng giữa đường, nước, muối.
  • Tránh dùng nước ép hoa quả hay nước ngọt có ga. Hai loại nước này có thể khiến tình trạng tiêu chảy tệ hơn.
  • Không cho trẻ sơ sinh tự uống nước.
  • Không để trẻ uống quá nhiều nước lọc dù ở lứa tuổi nào. Điều đó có thể gây nguy hiểm hơn.
  • Tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ có thể giảm các triệu chứng tiêu chảy.
  • Tiếp tục cho trẻ uống sữa công thức, nếu trẻ vẫn đang sử dụng sữa công thức.

Nếu sau 2 ngày mà các triệu chứng tiêu chảy của trẻ không thuyên giảm, bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ để có thể điều trị sớm, đề phòng các biến chứng, diễn biến nặng.

Bạn không tự ý dùng thuốc giảm sốt với trẻ sơ sinh.

Biến chứng do tiêu chảy ở trẻ

Biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất do tiêu chảy là mất nước. Điều này càng phổ biến hơn với những trẻ có hệ miễn dịch yếu. Mất nước có thể ở mức độ nhẹ đến vừa và nghiêm trọng.

Ở thể nhẹ chỉ là mất nước. Nhưng mất nước nặng có thể gây suy tim, phổi. Trong các trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

Rửa tay thường xuyên và đúng cách sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây tiêu chảy.

Tiêm vaccine phòng tả có thể ngăn bệnh tiêu chảy gây ra do tả. Hãy nhận tư vấn với bác sĩ để biết loại vaccine phù hợp với trẻ.

Trong hành trình di chuyển, du lịch, hãy đảm bảo trẻ được ăn uống các loại thực phẩm vệ sinh, an toàn thực phẩm:

  • Không uống nước trực tiếp từ vòi hoặc dùng để đánh răng;
  • Không dùng đá làm từ nước từ vòi
  • Không uống các loại sữa không được tiệt trùng
  • Không ăn hoa quả, rau sống khi chưa rửa và gọt vỏ
  • Không ăn đồ gỏi, tươi sống (cá, tôm, thịt)
  • Không ăn các loại đồ trên đường phố, vỉa hè, quán rong

Khi nào trẻ cần được đưa đến bệnh viện?

Tiêu chảy có thể diễn biến nặng với các dấu hiệu như:

  • Trẻ trông rất ốm;
  • Bị tiêu chảy quá 3 ngày;
  • Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi;
  • Trẻ nôn ra dịch vàng hoặc đỏ, xanh;
  • Không thể uống nước hoặc nôn nhiều hơn hai lần;
  • Sốt liên tục hoặc số trên 38 độ với trẻ dưới 6 tháng;
  • Trẻ mất nhiều nước;
  • Trẻ đi nặng ra máu;
  • Trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi và liên tục bị tiêu chảy;
  • Trẻ bị đi ngoài 4 lần trong 8 tiếng và không uống đủ nước;
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu;
  • Bị nổi mẩn ngứa;
  • Đau bụng kéo dài hơn 2 giờ;
  • Không đi tiểu trong 6 tiếng với trẻ sơ sinh hoặc 12 tiếng với trẻ lớn.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905