VÌ SAO TRẺ MẮC CHỨNG BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY ?

Hiện tượng nôn mửa, trào ngược ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn đi ngược lại từ dạ dày lên thực quản và trào ra khỏi miệng. Hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra nhiều lần trong một ngày. Miễn rằng con bạn vẫn khoẻ mạnh, đủ chất dinh dưỡng và phát triển theo đúng các chỉ số thì đó không phải là một mối lo.

Nhưng nếu trào ngược dạ dày đi kèm với các triệu chứng đáng lo khác như chậm phát triển, tụt cân, đó có thể là dấu hiệu của sức khoẻ như dị ứng, tắc nghẽn đường tiêu hoá hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược

Ở trẻ sơ sinh, phần cơ vòng giữa thực quản và dạ dày  the ring of muscle between the esophagus and the stomach — cơ vòng thực quản dưới (LES) — chưa phát triển hoàn toàn. Điều này khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên.

Các yếu tố khiến trẻ sơ sinh hay bị trào ngược và không thể tránh được gồm:

  • Trẻ hay được đặt nằm
  • Chế độ ăn hầu như là chất lỏng
  • Các bộ phận chưa đủ trưởng thành

Trong các trường hợp hiếm gặp, hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Dịch trào ngược có axit gây kích thích và làm hỏng phần niêm mạc thực quản.
  • Hẹp môn vị phì đại: do van giữa dạ dày và ruột non bị thu hẹp, ngăn thức ăn đi từ dạ dày xuống ruột non để tiêu hoá tiếp.
  • Bất dung nạp thực phẩm gây ra do một loại protein phổ biến trong sữa bò kích thích.
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu ưa axit do một loại bạch cầu (éoinophil) tích tụ và tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Hội chứng Sandifer, được xem là một biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hội chứng này khiến trẻ có những tư thế quay đầu và lưng bất thường để xoa dịu cơn đau do trào ngược.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị trào ngược

Dù trào ngược dạ dày có những biểu hiện khác nhau ở từng trẻ, sau đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh bị trào ngược

  1. Nôn, thực ăn phọt ra từ miệng
  2. Không muốn ăn hay gặp khó khăn khi ăn và nuốt
  3. Luôn tỏ ra khó chịu khi được cho ăn
  4. Ợ hơi hay nấc
  5. Mãi không tăng cân
  6. Nằm cong bất thường
  7. Thường xuyên ho hay bị viêm phổi lặp lại
  8. Nôn hay khó thở
  9. Đau ngực hay ợ nóng
  10.  Ngủ không yên giấc

Tình trạng này phổ biến ở trẻ tầm 4 tháng tuổi và sẽ dần biến mất khi trẻ trong khoảng 12 đến 18 tháng.

Hiếm khi các triệu chứng này kéo dài quá 24 tháng. Nếu trẻ vẫn bị trào ngược sau 2 tuổi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều cần sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp khắc phục hiện tượng trào ngược ở trẻ sơ sinh

Thay đổi thói quen cho bé ăn

Với đa số trường hợp, các điều chỉnh về cách cho bé ăn sẽ khắc phục được hiện tượng trào ngược tự nhiên:

  • Cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, dựng đứng: Cha mẹ cần ôm con ở tư thế ngồi hoặc đứng trong 30 phút sau khi cho bé ăn. Trọng lực sẽ giúp đồ ăn trong dạ dày không bị dồn ngược lên. Lưu ý không nên lắc lư hay bồng trẻ lên xuống khi bé mới ăn xong.
  • Cho bé ăn các bữa nhỏ, nhiều bữa hơn: Hãy cho trẻ ăn lượng ít hơn bình thường nếu bạn cho bé bú bình. Nhưng hãy bù lại bằng cách tăng số bữa lên trong một ngày.
  • Dành thời gian vỗ ợ cho bé: Vỗ ợ thường xuyên trong quá trình cho ăn và sau khi bé ăn xong sẽ ngăn không khí tích tụ trong dạ dày bé.
  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ: Đa số trẻ sơ sinh được đặt nằm ngửa khi ngủ, ngay cả khi bé bị trào ngược.

 

Lưu ý rằng trào ngược ở trẻ sơ sinh không phải một vấn đề to tát. Bạn hãy nhớ mang theo quần áo dư và khăn xô khi đi ra ngoài để có thể vệ sinh chỗ trào ngược.

Dùng thuốc

Các loại thuốc chống trào ngược không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các loại thuốc ngăn axit dùng trong ngắn hạn sẽ được bác sĩ chỉ định nếu trẻ có các dấu hiệu:

  • Tăng cân rất ít và các biện pháp thay đổi thói quen không đạt hiệu quả
  • Không muốn ăn
  • Có dấu hiệu bị viêm thực quản
  • Bị hen suyễn mãn tính và trào ngược

Phẫu thuật

Trong một vài trường hợp, cơ thực quản dưới của trẻ cần được phẫu thuật để thắt chặt lại, ngăn không cho axit trào ngược lên trên thực quản. Cách này chỉ được thực hiện khi trẻ bị trào ngược nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng hô hấp.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905