BIỂU HIỆN CƠ THỂ SUY DINH DƯỠNG BẠN NÊN BIẾT !

Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi bữa ăn của bạn không cung cấp đủ lượng dưỡng chất. 

Dinh dưỡng sai lệch bao gồm:

  • Thiếu chất: Cơ thể không có đủ chất để hoạt động bình thường.
  • Thừa chất: Các chất bổ sung thừa quá mức cơ thể cần.
  • Dấu hiệu cơ thể suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng có những dấu hiệu rõ ràng, dễ nhận thấy như:

    • Không có khẩu vị hay hứng thú ăn uống
    • Mệt mỏi, hay khó chịu, cáu tức
    • Khó tập trung
    • Hay thấy lạnh
    • Trầm cảm
    • Mất mỡ, teo cơ và các phần trên cơ thể
    • Dễ ốm hơn và mất nhiều thời gian để lành vết thương
    • Dễ bị biến chứng sau khi phẫu thuật

    Thậm chí, một số người còn gặp các vấn đề nghiêm trọng như khó thở, suy tim.

    Với trẻ em, các dấu hiệu có thể kể đến:

    • Chậm phát triển và nhẹ cân
    • Mệt mỏi, lười vận động
    • Dễ bị lo lắng, hoảng loạn
    • Chậm phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng tiếp thu kém

    Bệnh suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể chữa và cải thiện được. Trong vài trường hợp, suy dinh dưỡng có thể để lại những hậu quả dài hạn.

    Suy dinh dưỡng là gì?

    Suy dinh dưỡng xảy ra khi một người bị thiếu một hoặc một số chất hay thừa chất. Thiếu chất xảy ra khi bạn ăn quá ít các nhóm thực phẩm. Điều này dẫn đến thiếu vitamin, chất khoáng và các chất quan trọng khác.

    Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến:

    • Các vấn đề sức khoẻ trong ngắn và dài hạn
    • Hồi phục chậm sau khi bị thương hay ốm
    • Dễ bị nhiễm trùng hơn
    • Khó khăn trong việc tập trung làm việc, học tập

    Thiếu một số chất nhất định có thể khiến bạn gặp các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng.

    Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do nhiều lý do. Dưới đây là các lý do phổ biến

    Ăn uống không đa dạng

     

    Không có đủ điều kiện ăn đa dạng thực phẩm hay tiêu hoá kém, khó ăn dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Nguyên nhân có thể là vì:

    • Ung thư
    • Bệnh về gan
    • Các vấn đề sức khoẻ gây nôn, khó ăn, nhai nuốt
    • Sử dụng các loại thuốc khiến ăn uống khó khăn do cảm giác buồn nôn, v.v.

    Các vấn đề tâm lý

    Thiếu chất hay dinh dưỡng có thể ảnh hưởng bởi các bệnh tâm lý như:

    • Trầm cảm
    • Sa sút trí tuệ
    • Tâm thần phân liệt
    • Chứng chán ăn tâm thần

    Các vấn đề về xã hội và khả năng di chuyển

    Các yếu tố sau về xã hội và khả năng tiếp cận thực phẩm phổ biến ở các quốc gia kém phát triển. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội bởi đại dịch COVID-19, rất nhiều người gặp khó khăn khi đi mua sắm thực phẩm:

    • Không thể rời khỏi nhà để đi mua đồ thiết yếu
    • Không đủ khả năng chế biến và nấu ăn
    • Người sống một mình, không có động lực nấu và ăn
    • Kỹ năng nấu nướng không tốt
    • Không có đủ tài chính để mua thực phẩm

    Rối loạn tiêu hoá và bệnh đường ruột

    Khi cơ thể không thể hấp thụ các dưỡng chất, một bữa ăn dinh dưỡng đến đâu cũng không thể ngừa được suy dinh dưỡng.

    Các vấn đề về tiêu hoá và đường ruột dễ gây suy dinh dưỡng gồm:

    Lạm dụng đồ có cồn

    Sử dụng đồ chứa cồn trong thời gian dài dẫn đến viêm dạ dày hay tổn thương tuyến tuỵ. Hai căn bệnh này khiến cơ thể khó tiêu hoá thức ăn, hấp thụ vitamin hay sản xuất ra các hormone điều khiển quá trình chuyển hoá.

    Cồn cũng chứa calories khiến cơ thể không cảm thấy đói sau khi uống. Vì vậy, người uống rượu bia thường không ăn đủ thực phẩm dinh dưỡng với các chất quan trọng.

    Đối tượng nào dễ mắc suy dinh dưỡng

    Đa phần, suy dinh dưỡng xảy ra nhiều ở những quốc gia chậm phát triển. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa những người ở thành phố phát triển không có nguy cơ bị thiếu chất:

    • Người cao tuổi, đặc biệt là những người nằm viện lâu ngày hay ăn uống qua đường ống
    • Người ở vùng cách ly, khó khăn tiếp cận với chợ hay có vấn đề sức khoẻ không thể đi lại
    • Người có thu nhập thấp
    • Người đang hồi phục sau bạo bệnh
    • Người mắc rối loạn tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng
    • Người mắc rối loạn ăn uống như chứng chán ăn tâm thần hoặc chứng ói khi ăn
    • Người theo các chế độ ăn kiêng, ăn chay

    Những người ăn chay, ăn theo chế độ đặc biệt cần bổ sung bằng viên uống ngoài.

    Điều trị suy dinh dưỡng như thế nào?

    Nếu được bác sĩ chẩn đoán mắc suy dinh dưỡng, bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ điều trị riêng. Bên cạnh bác sĩ điều trị, bệnh nhân cần chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn về chế độ ăn uống.

    Việc điều trị sẽ tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng cũng như các bệnh nền và biến chứng bệnh khác.

    Điều trị có thể bao gồm:

    • Thăm khám và sàng lọc sức khoẻ thường xuyên
    • Lên kế hoạch ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng qua viên uống thực phẩm chức năng
    • Điều trị các triệu chứng cụ thể như nôn, buồn nôn
    • Điều trị các bệnh viêm nhiễm khác
    • Kiểm tra các vấn đề về nhai và nuốt
    • Lên kế hoạch sử dụng các phương pháp ăn uống khác

    Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân suy dinh dưỡng cần:

    • Nhập viện điều trị
    • Truyền chất dinh dưỡng trong vài ngày, đặc biệt là Kali và Canxi
    • Uống thuốc bổ

    Nếu bạn nghi ngờ bản thân hay người nhà mắc suy dinh dưỡng nhưng e ngại đến thăm khám tại bệnh viện, hoặc liên hệ với dược sỹ : Hồng Chuyên để được tư vấn đt  0772240905

Để lại một bình luận

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905