Trong bối cảnh toàn cầu đang dồn phần lớn sự chú ý vào dịch bệnh COVID-19, chúng ta rất dễ bỏ qua các loại bệnh khác cũng rất nguy hiểm như sốt xuất huyết hoặc lầm tưởng đó là các tác dụng phụ của vắc-xin. Ngoài những điều cần biết về sốt xuất huyết cũng như cách chẩn đoán, điều trị thì trước hết, chúng ta cần quan tâm đến cách phòng chống bệnh để bảo vệ bản thân và người thân trước những chuyển biến xấu của bệnh.
Trong bài viết này, hãy cùng Hong Chuyen tìm hiểu những thông tin về con đường truyền bệnh, phân biệt với triệu chứng của COVID-19 và cách phòng chống bệnh truyền nhiễm này nhé!
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh virus do muỗi truyền, có tốc độ lây lan nhanh chóng và phổ biến ở các nước Châu Á có khí hậu nhiệt đới. Loại muỗi gây bệnh là muỗi cái và chủ yếu thuộc loài Aedes aegypti (muỗi vằn). Bên cạnh đó, loài Aedes albopictus (muỗi hổ Châu Á) cũng có khả năng gây bệnh nhưng với số lượng ít hơn
Bệnh được chia thành hai mức độ với các hệ lụy khác nhau là: sốt xuất huyết (dengue) và sốt xuất huyết nặng (servere dengue).
Con đường truyền bệnh sốt xuất huyết
Đường muỗi đốt
Đây là con đường truyền bệnh phổ biến nhất. Khi bị một con muỗi vằn mang virus truyền bệnh cắn, chúng ta sẽ bị nhiễm virus của bệnh truyền nhiễm này. Ngược lại, khi hút máu từ người có mang virus bệnh, một con muỗi chưa mang virus sẽ được nạp một lượng virus và có khả năng truyền đến những người khỏe mạnh khác.
Đường từ mẹ sang con
Một phụ nữ đang mang thai bị nhiễm bệnh có thể truyền sang thai nhi và khiến thai nhi có khả năng gặp phải các vấn đề như: sinh non, nhẹ cân hoặc suy thai. Dù vậy, tỉ lệ lây truyền qua con đường này không cao so với đường muỗi đốt.
Các con đường khác
Bệnh có thể lây lan qua truyền máu, cấy ghép nội tạng hoặc qua vết thương do kim đâm, tuy nhiên các trường hợp vừa nêu rất hiếm xảy ra.
Phân biệt triệu chứng sốt xuất huyết và COVID-19
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện từ mức độ nhẹ, cận lâm sàng (tức là người bệnh thậm chí có thể không biết họ bị nhiễm bệnh) đến nặng với các biến chứng liên quan đến chảy máu, suy giảm chức năng nội tạng và/hoặc rò rỉ huyết tương, nặng nhất có thể gây tử vong.
Sốt là biểu hiện phổ biến của sốt xuất huyết, đi kèm với các triệu chứng khác
Những người nhiễm sốt xuất huyết và COVID-19 đều xuất hiện những trường hợp có hoặc không có triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, cả hai loại loại bệnh còn có một số biểu hiện phát bệnh khá giống nhau, cộng với sự tương đồng với một số tác dụng phụ sau tiêm của vắc-xin COVID-19, khiến người dễ nhầm lẫn giữa các bệnh.
Sốt xuất huyết | COVID-19 | |
Triệu chứng | Các biểu hiện thường thấy của bệnh là:
|
COVID-19 cũng có một số biểu hiệu thường gặp tương tự với sốt xuất huyết như:
Ngoài ra, các biểu hiện khác cũng được ghi nhận của bệnh là:
|
Thời gian | Các triệu chứng thường kéo dài 2-7 ngày. | Các triệu chứng thường kéo dài 2-14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. |
Trường hợp cần liên hệ với nhân viên y tế | Trong vòng khoảng 24-48 giờ sau khi hết sốt, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ sở y tế nếu có những biểu hiện:
|
Người bệnh cần sự hỗ trợ của các nhân viên y tế nếu có các biểu hiện:
|
Các cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Hạn chế bị muỗi cắn
Con đường truyền bệnh phổ biến nhất là đường muỗi đốt. Vì vậy, việc hạn chế muỗi cắn rất cần thiết khi phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Các hành động có thể thực hiện là:
- Sử dụng nhang muỗi, các loại thuốc chống muỗi phù hợp.
- Mặc quần áo dài, che phủ được tay và chân.
- Sử dụng các tấm lưới chắn muỗi, vợt điện, máy phun sương,…
- Sử dụng mùng khi ngủ hoặc ở trong không gian sử dụng máy lạnh, nếu có thể.
Hạn chế sự sinh sôi của muỗi trong và ngoài nhà
Muỗi sinh sôi mạnh vào mùa mưa và thường đẻ trứng ở những nơi đọng nước, trú ngụ trong những khu vực ẩm ướt, tối tăm như dưới bàn ghế ngoài hiên, gầm xe hơi, hầm để xe hoặc dưới bồn rửa, trong vòi hoa sen, trong tủ quần áo, dưới đồ nội thất,…
- Đổ sạch và cọ rửa, lật úp, đậy nắp hoặc vứt bỏ các vật dụng chứa nước một lần mỗi tuần, chẳng hạn như lọ hoa, đĩa cắm lọ hoa, lốp xe, xô, chậu cây, đồ chơi, hồ bơi hoặc thùng rác.
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước (xô, bể nước, thùng đựng nước mưa) để muỗi không vào bên trong đẻ trứng.
- Thường xuyên kiểm tra các thùng chứa nước ở cả trong nhà và ngoài trời.
- Sử dụng thuốc/bình xịt diệt muỗi để diệt muỗi trưởng thành ở những nơi chúng nghỉ ngơi.
Những nơi muỗi thường trú ngụ và đẻ trứng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh
Theo ước tính, hàng năm có đến 400 triệu người nhiễm bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới; trong đó, khoảng 100 triệu người bị bệnh do nhiễm trùng và 22 nghìn người chết vì sốt xuất huyết nặng.
Nhìn vào những con số nêu trên, chúng ta có thể thấy đây vẫn là một căn bệnh có nhiều đe dọa đến sinh hoạt và tính mạng con người. Vì thế, mỗi người nên tự chủ động nâng cao nhận thức cho bản thân và những người xung quanh, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà nước và chính quyền địa phương.
Mùa mưa là dịp để bệnh sốt xuất huyết hoành hành mạnh hơn bao giờ hết. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy trang bị cho mình những kiến thức về sốt xuất huyết để phòng chống bệnh thật tốt song song với nỗ lực chung tay đẩy lùi COVID-19.