BỆNH TRĨ

Trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng các tĩnh mạch sưng lên nằm xung quanh hậu môn hoặc ở phần dưới trực tràng. Khi thành của các mạch này bị kéo căng, chúng sẽ tạo ra búi trĩ gây ngứa ngáy khó chịu.

Mặc dù bệnh trĩ có thể gây đau đớn, ngứa ngáy dữ dội, khó ngồi nhưng chúng có thể dễ dàng điều trị và rất dễ phòng ngừa. Vì bệnh trĩ thường trở nên tệ hơn theo thời gian, các bác sĩ khuyên rằng chúng nên được điều trị ngay khi chúng mới xuất hiện.

Có hai loại bệnh trĩ phổ biến: trĩ nội và trĩ ngoại. Một số người có thể mắc cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại, và được gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ nội phát triển bên trong hậu môn hoặc trực tràng. Trĩ ngoại phát triển bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại là bệnh phổ biến nhất và gây nhiều phiền toái nhất.

Theo thống kê của Hội Hậu trực tràng Việt Nam, có khoảng 60-70% người bị bệnh trĩ nằm ở độ tuổi trên 40 tuổi. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao người lớn tuổi ở Việt Nam lại có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ nhé!

Nguyên nhân mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ dường như ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau và thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, mặc dù những người trẻ hơn cũng có thể mắc bệnh.

Mọi người mắc bệnh trĩ vì nhiều lý do. Rất có thể có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ trong suốt cuộc đời của một người. Các chuyên gia tin rằng, một số yếu tố làm cho một người có nhiều khả năng phát triển bệnh trĩ bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh trĩ
  • Khó đi đại tiện
  •  trong nhà vệ sinh thời gian dài
  • Bệnh viêm ruột (IBD)
  • Béo phì
  • Biến chứng từ táo bón mãn tính
  • Bệnh tiêu chảy
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ
  • Ngồi lâu (chẳng hạn như trong văn phòng)
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể gây kích ứng trĩ
  • Đang trong thai kỳ, vì khi tử cung to ra sẽ chèn ép vào tĩnh mạch trong đại tràng khiến nó bị phình ra
  • Ho mãn tính, rối loạn chức năng sàn chậu, rối loạn mô liên kết

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Búi trĩ bị sưng hoặc viêm có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi có các triệu chứng, chúng có thể diễn ra theo nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào việc trĩ nội, ngoại hay hỗn hợp.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ bao gồm:

Trĩ nội: 

  • Chảy máu trực tràng không đau (máu có màu đỏ tươi và có thể nhỏ vào bồn cầu hoặc có trên giấy vệ sinh khi lau)
  • Cực kỳ ngứa và đau xung quanh hậu môn
  • Ngứa, đau hoặc sưng tấy gần hậu môn
  • Rò rỉ phân
  • Đi đại tiện khó khăn, đau đớn, chảy máu

Trĩ ngoại:

  • Cảm giác đầy hoặc khó chịu ở trực tràng
  • Đau ở trực tràng (có thể đau buốt, đột ngột và dữ dội nếu cục máu đông đã hình thành)
  • Đau và khó chịu ở hậu môn (đáng chú ý hơn nếu bệnh trĩ đã sa ra ngoài)
  • Ngứa xung quanh hậu môn hoặc khu vực trực tràng
  • Đau quanh hậu môn
  • Xuất hiện cục u gần hoặc xung quanh hậu môn
  • Có máu trong phân

Trĩ hỗn hợp:

  • Cảm giác cần đi đại tiện ngay cả khi ruột rỗng
  • Ngứa và / hoặc tiết dịch nhầy từ hậu môn
  • Nứt hậu môn

Cách chữa bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị đơn giản nhất và giá cả phải chăng nhất cho các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ có thể được thực hiện tại nhà hoặc mua thuốc không kê đơn. Bao gồm:

  • Kem bôi, thuốc mỡ, khăn lau (chẳng hạn như Tucks), thuốc Hydrocortisone
  • Tắm nước ấm (20 phút trong bồn sau khi đi đại tiện)
  • Chườm đá để giúp giảm sưng
  • Giữ vệ sinh hậu môn và quanh hậu môn đúng cách
  • Tránh ngồi lâu hoặc sử dụng đệm để giảm đau và khó chịu
  • Không đi vệ sinh trong thời gian dài và tránh căng thẳng
  • Tránh nâng các vật nặng hoặc các hoạt động khác làm căng cơ bụng
  • Tạo thói quen đi tiêu vào khung giờ cố định. Chẳng hạn như sau khi ăn sáng

Các phương pháp chữa bệnh theo kê đơn của bác sĩ:

Những biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa hoặc tránh bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn, bạn hãy:

  • Tránh rặn khi đi đại tiện
  • Uống nhiều nước, việc uống đủ nước có thể giúp phân không bị cứng
  • Sử dụng nhà vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy cần đi cầu để ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển
  • Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa táo bón
  • Tránh ngồi lâu, đặc biệt là trên bề mặt cứng như bê tông hoặc gạch
  • Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh trĩ trong tương lai. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm: Lúa mì nguyên cám, gạo lứt, cháo bột yến mạch, quả lê, cà rốt, kiều mạch, cám. Chất xơ giúp tạo ra khối lượng lớn trong ruột, làm mềm phân, giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

Tom lai

Bệnh trĩ không phải là một bệnh lý nguy hiểm và hiếm khi dẫn đến bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào cho sức khỏe. Tuy nhiên,những rối loạn hậu môn trực tràng khác nghiêm trọng hơn có thể gây ra ung thư. Do đó, điều quan trọng là phải được bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng và để phòng ngừa bệnh trĩ thì nên có một lối sống khoa học, lành mạnh.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905