DẤU HIỆU CẢM LẠNH, CÚM VÀ COVID-19 NHƯ THẾ NÀO ?

Trong thời tiết giao mùa, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến các triệu chứng cảm lạnh, cúm mùa trở nên dễ nhầm lẫn. Sau đây là các dấu hiệu phân biệt cảm lạnh, cúm mùa và COVID-19.

Dấu hiệu phân biệt cảm lạnh, cúm và COVID-19

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh, cúm và COVID-19 đều là virus. Cả 3 bệnh này đều là các bệnh hô hấp và khác nhau ở triệu chứng bệnh.

Dấu hiệu cảm lạnh

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi;
  • Đau họng
  • Hắt xì;
  • Ho;
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ thể;
  • Hơi mệt mỏi

Cảm lạnh sẽ hết sau vài ngày và triệu chứng nhẹ hơn cúm. Bệnh sẽ giảm nhẹ sau 7-10 ngày dù triệu chứng có thể kéo dài khoảng 2 tuần.

Dấu hiệu cúm mùa

  • Ho khan;
  • Sốt nhẹ đến sốt cao (không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt);
  • Đau họng;
  • Lạnh run người;
  • Đau nhức cơ bắp, toàn bộ cơ thể;
  • Đau đầu
  • Ngạt mũi, sổ mũi
  • Mệt mỏi toàn thân từ 1-2 tuần
  • Buồn nôn, nôn hoặc bị tiêu chảy (phổ biến ở trẻ nhỏ).

Triệu chứng của cúm thường phát triển nhanh và có thể trở nặng. Cúm thường kéo dài 1 đến 2 tuần.

Dấu hiệu COVID-19

có các triệu chứng tương tự như bệnh cúm mùa. Điểm khác biệt duy nhất là COVID-19 gây mất khứu giác, vị giác ở người bệnh.

COVID-19 tuỳ vào loại biến thể của virus SARS-CoV-2 mà có thời gian khởi phát khác nhau. Với bệnh nhân mắc biến chủng Delta, bệnh thường diễn tiến nhanh, rõ ràng vào ngày thứ 5-10. Bệnh nhân mắc COVID nhẹ sẽ khỏi sau khoảng 21-28 ngày.

Các triệu chứng trên đây chỉ là hướng dẫn để xác định vấn đề sức khoẻ bạn gặp phải. Nếu bạn nghi mình mắc cúm mùa hoặc COVID, cần liên hệ ngay số điện thoại 1900 9095 để được xét nghiệm.

Cách cảm lạnh, cúm và COVID-19 lây lan

Cả ba bệnh này đều bị gây ra bởi virus qua đường hô hấp: giọt bắn, hạt khí dung và qua tiếp xúc với bề mặt chứa virus.

Cảm lạnh xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Virus cảm lạnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm.

Cách điều trị cảm lạnh

Vì cảm lạnh là bệnh virus lây nhiễm, kháng sinh không có tác dụng điều trị cúm.

Tuy nhiên, các loại thuốc không kê đơn như antihistamine, thuốc làm thông mũi, acetaminophen (paracetamol), và NSAID, v.v. có thể giảm nghẹt mũi, đau nhức, v.v.

Ngoài ra, để dễ chịu hơn khi bị cảm lạnh, bạn hãy:

  • Uống nhiều nước (oresol) để ngừa mất nước;
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C (nước cam, chanh), kẽm, vitamin D để tăng sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng.

Cảm lạnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên bạn cần được bác sĩ thăm khám, chỉ định khi:

  • Triệu chứng không giảm sau 1 tuần
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Sốt liên tục trong vài ngày

Cách điều trị cúm mùa

Cúm mùa là một bệnh hô hấp truyền nhiễm. Không giống như cảm lạnh, cúm chỉ xuất hiện theo mùa. Cúm thường xuất hiện vào mùa thu đến mùa xuân, đặc biệt phổ biến vào mùa đông.

Trong mùa cúm, bạn có thể mắc cúm tương tự như mắc cảm lạnh: Bị lây từ người mắc bệnh qua tiếp xúc gần, từ giọt bắn. Cúm sẽ khởi phát sau khoảng 1 ngày và xuất hiện nhiều triệu chứng sau 5-7 ngày. Không giống cảm lạnh, cúm có thể tiến triển nặng, nguy hiểm như viêm phổi.

Đa phần các trường hợp mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen và acetaminophen (paracetamol) sẽ giúp điều trị triệu chứng và giúp bạn thoải mái hơn.

Lưu ý: Trẻ em không được sử dụng aspirin để uống.

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị cúm như:

  • Oseltamivir (Tamiflu);
  • Zanamivir (Relenza);
  • Peramivir (Rapivab).

Các loại thuốc này giúp giảm thời gian mắc và phòng các diễn biến nặng như viêm phổi. Tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh cần nhập viện để được điều trị. Đối tượng dễ bị tổn thương bởi cúm gồm:

  • Người trên 65 tuổi;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Trẻ dưới 12 tuổi;
  • Người có tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch;
  • Người bị rối loạn chức năng chuyển hoá: tiểu đường, suy thận, v.v.

Virus cúm biến đổi hàng năm nên bạn cần tiêm vaccine cúm mùa định kỳ để phòng ngừa và không bị mắc cúm nặng.

Cách điều trị COVID-19

COVID-19 gây ra bởi chủng virus SARS-CoV-2 và lây truyền nhanh qua giọt bắn, hạt khí dung, gây ra đại dịch toàn cầu.

Người mắc COVID-19 (F0) có các triệu chứng tương tự như cúm, nhưng có thêm dấu hiệu mất vị giác, khứu giác. Ở những người mắc COVID-19 nhẹ, không có triệu chứng, bệnh chỉ có thể phát hiện nhờ xét nghiệm RT-PCR.

Test COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR để phát hiện virus SARS-CoV-2

Các loại thuốc kháng virus và các phương pháp khác đang được thử nghiệm hiệu quả điều trị triệu chứng. Từ đó thời gian mắc bệnh được rút ngắn. Hiện nay, các phương pháp điều trị hiệu quả chỉ có ở dạng tiêm tĩnh mạch nên không thể kê đơn cho bệnh nhân ngoài bệnh viện.

Khi mắc COVID-19, bên cạnh các loại thuốc trị triệu chứng, người bệnh nên:

  • Bổ sung đủ nước bằng oresol và nước hoa quả;
  • Ăn uống đủ chất, ngay cả khi bị mất khứu giác, vị giác, chán ăn;
  • Xông hơi bằng nước lá;
  • Tập hít thở nếu các triệu chứng ở mức vừa phải.

Vì cúm và COVID-19 có các triệu chứng giống nhau và khả năng trở nặng thành viêm phổi, suy tạng, bạn cần tự cách ly bản thân và ngay lập tức gọi đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 9095 để được hướng dẫn và xét nghiệm.

Trong thời kỳ COVID-19 bùng phát, bạn cần cẩn trọng khi phát hiện mình có các triệu chứng của cảm lạnh, cúm và COVID-19.

COVID-19 và cúm có thể diễn biến nặng và nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tiêm vaccine đầy đủ giúp bạn chống lại và giảm rủi ro bệnh trở nặng.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905