Các bệnh tim mạch: Triệu chứng cần chú ý và cách phòng chống

Các bệnh tim mạch

Các bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Do đó, việc nâng cao kiến thức về nhóm bệnh lý này rất quan trọng để nhận biết sớm các triệu chứng cũng như phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh tim mạch là bất kỳ vấn đề, rối loạn nào phát sinh ở tim, mạch máu và hệ tuần hoàn. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu. Trong năm 2016, Việt Nam có khoảng 17.000 ca tử vong do các bệnh tim mạch gây ra.

Vì vậy, nếu mắc phải bất kỳ bệnh lý tim mạch nào, bạn cần mau chóng tuân thủ các can thiệp điều trị kịp thời. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần nhận biết những triệu chứng của các bệnh về tim mạch và cách phòng chống. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ càng hơn qua bài viết sau đây nhé!

Các bệnh tim mạch thường gặp

Những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất bao gồm:

Bệnh tim bẩm sinh

bệnh tim bẩm sinh

Thiếu oxy (cyanotic)

Đôi khi tim dị tật không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào. Trong trường hợp này, để xác định bạn có bị dị tật ở tim hay không, bác sĩ sẽ dựa vào:

Sự hiện diện của tiếng thổi tim khi khám thực thể
Kết quả xét nghiệm điện tâm đồ (EKG) hoặc chụp X-quang ngực

Người trưởng thành nếu có triệu chứng dị tật tim bẩm sinh thì thường là:

Khó thở
Không thể vận động nhiều
Xuất hiện các dấu hiệu suy tim hoặc bệnh van tim (đã được đề cập phía trên)

Mặt khác, đối với trường hợp dị tật tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu có thể gồm:

  • Chứng xanh tím (cyanosis) ở da, móng tay và môi
  • Nhịp thở nhanh kèm theo bú kém
  • Khó tăng cân
  • Nhiễm trùng phổi có nguy cơ phát sinh
  • Hạn chế vận động

Rối loạn nhịp tim

rối loạn nhịp tim

Đánh trống ngực hay tim đập mạnh

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Khó thở
  • Tức ngực, khó chịu
  • Suy nhược cơ thể

Bệnh mạch vành

bệnh mạch vành

Mạch vành là “con đường” vận chuyển các chất dinh dưỡng cũng như oxy đến cơ tim. Bệnh mạch vành là do tình trạng tắc nghẽn bởi các mảng bám cholesterol tích tụ tại đây khiến tim không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, từ đó trở nên suy yếu.

Dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Tình trạng này mô tả về cảm giác đau nhức, nóng rát và đặc biệt là áp lực nặng nề đè lên lồng ngực của người bệnh. Đôi khi bạn có thể nhầm triệu chứng trên với khó tiêu hoặc ợ nóng.

Một số trường hợp, cơn đau thắt ngực còn có khả năng lan ra đến vai, cánh tay, cổ họng hoặc thậm chí là hàm và lưng. Một số biểu hiện khác của bệnh động mạch vành bao gồm:

  • Khó thở
  • Đánh trống ngực
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi và dễ chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi

Bệnh giãn cơ tim

giãn cơ tim

Buồng tim giãn ra do sự suy yếu cơ tim, dẫn đến hiệu quả bơm máu giảm đi đáng kể. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến tâm thất trái, là hệ quả trực tiếp của bệnh mạch vành.

Một số vấn đề với cơ tim có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc chỉ gặp phải những triệu chứng với mức độ nhẹ. Những người này thường “chung sống hòa bình” với căn bệnh trên suốt đời. Ngược lại, không ít người mắc bệnh cơ tim gặp phải các biểu hiện nghiêm trọng, đặc biệt khi chức năng tim có xu hướng yếu dần theo thời gian.

Bệnh cơ tim có khả năng phát sinh ở mọi lứa tuổi với nhiều triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Khó chịu ở lồng ngực, phát sinh bởi cơn đau hoặc áp lực đè nén tại đây (thường xảy ra khi bạn đang hoạt động thể chất, nghỉ ngơi hoặc sau bữa ăn)
  • Các dấu hiệu cảnh báo suy tim
  • Sưng cẳng chân và mắt cá chân
  • Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược cơ thể
  • Ngất xỉu
  • Đánh trống ngực
  • Nhịp tim bất thường

Bệnh van tim

bệnh van tim

Bệnh van tim là tình trạng chức năng của van tim không hoạt động chuẩn xác, gây rối loạn lưu thông máu, có thể dẫn đến những bệnh lý tim mạch khác.

Các triệu chứng của bệnh van tim có thể bao gồm:

  • Khó thở, kể cả khi bạn đang hoạt động hay nghỉ ngơi
  • Mệt mỏi và chóng mặt
  • Ngực chịu áp lực nặng nề
  • Đánh trống ngực hay tim đập mạnh

Trong trường hợp bệnh tiến triển đến suy tim, bạn còn có nguy cơ bị:

  • Sưng mắt cá chân hoặc cẳng chân
  • Phù nề ở bụng
  • Tăng cân bất thường (2–3kg trong một ngày)

Nhồi máu cơ tim

nhồi máu cơ tim

Tình trạng đau tim cấp còn được gọi là nhồi máu cơ tim, phát sinh bởi lưu lượng máu đến tim bị tắc nghẽn, gây chết tế bào ở cơ quan này.

Tác nhân đứng sau cơn nhồi máu cơ tim có thể gồm:

  • Sự hiện diện của huyết khối trong động mạch vành
  • Động mạch vành thu hẹp bởi nhiều nguyên do, ví dụ như xơ vữa động mạch

Các triệu chứng của một cơn đau tim có thể gồm:

  • Áp lực nặng nề tác động đến ngực, cánh tay hoặc khu vực dưới xương ức, gây đau đớn và khó chịu vô cùng
  • Cơn đau có thể lan ra lưng, hàm hoặc cổ họng
  • Cảm giác nghẹt thở, khó tiêu (giống như ợ nóng)
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Bồn chồn, khó thở
  • Nhịp tim không đều và có xu hướng càng lúc càng tăng

Dấu hiệu đau tim có nguy cơ kéo dài hơn 30 phút và không hề thuyên giảm ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hay uống thuốc. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh tim mạch này cũng tăng dần theo thời gian.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang bị đau tim, hãy đến bệnh viện và tiếp nhận điều trị y tế ngay lập tức. Điều trị sớm đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại cho cơ tim.

Suy tim

suy tim

Căn bệnh này ảnh hưởng cả hai bên tâm thất của tim. Nguyên nhân suy tim bao gồm tất cả yếu tố gây tác động tiêu cực đến cơ quan này.

Người bị suy tim sẽ thường bắt gặp những triệu chứng như:

  • Thường xuyên khó thở, kể cả khi bạn thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cơ bản nhất hay nghỉ ngơi, đặc biệt là lúc nằm xuống giường
  • Ho ra đờm trắng đục
  • Tăng cân nhanh chóng, bất thường
  • Sưng ở mắt cá chân, chân và bụng
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi hoặc thậm chí suy nhược cơ thể
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Buồn nôn
  • Đánh trống ngực
  • Đau, tức ngực

Tương tự bệnh van tim, các dấu hiệu trên chỉ thể hiện tình trạng suy yếu chức năng tim, không thể phản ánh được mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

một số biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch

Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh tim:

  • Kiểm soát huyết áp. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Hãy kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần đối và thường xuyên hơn nếu bạn bị tăng huyết áp. Thay đổi lối sống để ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp cao.
  • Kiểm soát mức cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính). Lượng cholesterol cao có thể làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Mức độ triglyceride cao cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đặc biệt là ở phụ nữ.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, chủ yếu là do có liên quan đến các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác như mức cholesterol và triglyceride cao, huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn, giúp duy trì cân nặng hợp lý, giảm cholesterol và huyết áp.
  • Hạn chế rượu bia. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp. Loại đồ uống này cũng bổ sung thêm calo, có thể gây tăng cân.
  • Không hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng huyết áp và khiến bạn có nguy cơ cao bị đau tim và đột quỵ.
  • Quản lý căng thẳng. Căng thẳng có liên quan đến bệnh tim theo nhiều cách như làm tăng huyết áp, căng thẳng quá độ có thể là “tác nhân” gây ra cơn đau tim. Ngoài ra, một số người chọn cách đối phó với căng thẳng nhưng gây hại cho sức khỏe, chẳng hạn như ăn quá nhiều, uống nhiều rượu và hút thuốc.
  • Quản lý bệnh tiểu đường. Mắc bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim do tiểu đường. Hãy đi xét nghiệm bệnh tiểu đường và kiểm soát bệnh nếu có.
  • Ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Ba vấn đề này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905