TẠI SAO TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM ?

Mùa hè là thời điểm trẻ rất dễ bị ốm, đặc biệt là mắc các bệnh liên quan đến tai mũi họng bởi thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển hoặc do chuyển đổi nhiệt độ đột ngột khi thường xuyên ra vào phòng điều hòa. Một hiện tượng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng đó là CHẢY MÁU CAM.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ là gì?

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự vỡ các mao mạch máu trong mũi, gây ra tình trạng chảy máu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vỡ mạch máu trong mũi có thể xảy ra như:
1️⃣ Do không khí quá khô, tính co giãn và đàn hồi của mạch máu kém đi, lớp nhày bảo vệ trong niêm mạc mũi cũng mất đi. Khi đó, trẻ chỉ cần hắt hơi thôi cũng có thể gây chảy máu cam.
2️⃣ Trẻ có thói quen ngoáy mũi gây trầy xướng niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu.
3️⃣ Do thiếu hụt các loại vitamin.
4️⃣ Do bản thân trẻ có sẵn các bệnh lý về tai mũi họng như viêm mũi, viêm mũi dị ứng,… hoặc các bệnh lý về máu, thường kèm theo các dấu hiệu: xuất huyết, khó cầm máu các vết thương dù nhỏ,…
5️⃣ Do bản thân trẻ có khối u (lành và ác tính) trong vùng mũi họng (gặp nhiều hơn ở người lớn).
6️⃣ Do đang dùng thuốc chống đông máu.
Dù đa phần nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu cam đều không quá nghiệm trọng, tuy nhiên các bậc cha mẹ không nên chủ quan và vẫn cần phải chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ để tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra. Khi nhận thấy những hiện tượng sau đây, các bậc cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức bởi đây có thể là triệu chứng gây nguy hiểm.

KHI NÀO THÌ CHẢY MÁU CAM LÀ NGHIÊM TRỌNG?

1️⃣ Máu chảy ra quá nhiều hoặc làm cho trẻ khó thở.
2️⃣ Trẻ xanh xao, mệt mỏi và không tỉnh táo.
3️⃣ Không cầm được máu ngay cả khi đã thực hiện đầy đủ các bước “cầm máu” đã liệt kê ở trên.
4️⃣ Trẻ bị chảy máu cam kèm theo sốt hoặc nôn ra máu.
5️⃣Trẻ bị chảy máu cam khi đang thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Warfarin, Clopidogrel, hoặc Aspirin.
6️⃣ Trẻ bị chảy máu cam sau khi bị chấn thương nghiêm trọng vùng đầu – mặt hoặc sau khi phẫu thuật mũi.
7️⃣ Trẻ có tiền sử bị u, Polyp,… trong mũi.

XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ CHẢY MÁU CAM

Khi phát hiện bé bị chảy máu cam, điều quan trọng nhất là cầm máu cho bé. Nếu bạn xử lý đúng cách, hầu hết các trường hợp chảy máu cam đều có thể được kiểm soát.
✅ Hướng dẫn trẻ xì mũi: Việc làm này có thể làm tăng chảy máu trong giây lát, nhưng hiện tượng này sẽ kết thúc nhanh chóng.
✅ Cho trẻ ngồi hoặc đứng trong tư thế hơi cúi về phía trước. Tuyệt đối không cho trẻ nằm hoặc ngửa cổ về phía sau.
✅ Bóp chặt hai bên cánh mũi của trẻ trong khoảng 5 phút, kể cả khi máu cam chỉ chảy từ một bên mũi.
✅ Nếu hoàn thiện các bước này mà vẫn chưa kiểm soát được tình hình, bạn hãy lặp lại các bước một lần nữa. Nếu trẻ vẫn tiếp tục chảy máu cam, hay đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để khám và chữa trị.

LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG CHẢY MÁU CAM Ở TRẺ?

Và đương nhiên, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ cũng cần để ý và thực hiện những bước sau để có thể phòng tránh hiện tượng về tai mũi họng khó chịu như chảy máu cam cho trẻ.
✅ Kiểm soát độ ẩm phòng của trẻ.
✅ Tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi bằng cách sử dụng nước muối biển dạng xịt hằng ngày.
✅ Rèn luyện cho trẻ thói quen không ngoáy mũi.
✅ Hỏi ý kiến bác sĩ để chăm sóc mũi họng trẻ tốt, giảm tình trạng tổn thương mũi họng của trẻ.

Trả lời

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905