Chăm sóc, điều trị F0 ở nhà đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Chăm sóc, điều trị F0 ở nhà đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Covid-19 là bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do một loại virus Corona (có tên là SARS-CoV-2) gây ra, có thể lây qua tiếp xúc, qua giọt bắn, qua không khí. Ngày 28 tháng 8 năm 2021 Bộ Y tế có quyết định số 4156/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm covid-19 tại nhà. Để việc chăm sóc tại nhà hiệu quả chúng ta cần thực hiện những việc sau:

A.Những việc cần chuẩn bị

  1. Lưu lại các số điện thoại:đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.
  2. Xác định và thống nhất với cả gia đìnhvề vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
  3. Phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
  4. Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu:

– Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần);

– Găng tay y tế sạch (tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc trong 2-3 tuần);

– Nhiệt kế (cặp nhiệt độ): thủy ngân hoặc điện tử;

– Máy đo huyết áp;

– Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng;

– Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: bàn chải răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, giặt, bộ đồ dùng ăn uống, xà phòng (tắm, giặt) máy giặt (nếu có), dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân;

– Các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày;

– Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).

– Bảng theo dõi sức khỏe người nhiễm tại nhà: ghi chép thông tin của người nhiễm vào bảng (S: sáng, C: chiều)

Triệu chứng khác: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ… thêm vào phần “Ghi chú”

B.Các dấu hiệu cần báo ngay với nhân viên y tế

Nếu có MỘT trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khỏe của gia đình để được xử trí và chuyển viện kịp thời:

1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở tăng:

– Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút

– Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

– Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý đếm nhịp thở ở trẻ em: đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo.

4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9) Không thể uống. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

10) Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

11) Bất kỳ tình trạng nào mà bạn cảm thấy không ổn, lo lắng.

C.Nếu có những triệu chứng đơn giản hãy xử lý như sau

  1. Nếu sốt:
  • Đối với người lớn: > 38.5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
  • Đối với trẻ em:> 38.5°C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.
  • Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.
  1. Nếu ho:dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ , dược sỹ
    1. Có thể dùng thêm các vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ , dược sỹ 

D.Tập luyện và nâng cao sức khỏe

  1. Các bài tập thở.
  • Kiểu thở chúm môi
  • Tập thở cơ hoành
  • Kiểu thở bụng

– Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của ngực và bụng)

– Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (cảm nhận tay ở bụng đi lên)

– Thở ra từ từ bằng miệng, môi chúm lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (cảm nhận tay ở bụng đi xuống)

– Hít vào theo nhịp đếm 1-2, thở ra theo nhịp đếm 1-2-3-4 (thời gian thở ra gấp đôi hít vào)

  • Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động

– Thở có kiểm soát: hít thở nhẹ nhàng trong 20-30 giây

– Căng giãn lồng ngực: hít thật sâu bằng mũi, nín thở 2-3 giây và thở ra nhẹ nhàng, lặp lại 3-5 lần.

– Hà hơi: hít thật sâu, nín thở 2-3 giây và tròn miệng hà hơi đẩy mạnh dòng khí ra ngoài. Lặp lại 1-2 lần.

  • Kỹ thuật ho hữu hiệu

– Thở chím môi: trong khoảng từ 5-10 phút giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế quản lớn hơn.

– Tròn miệng hà hơi: 5-10 lần, tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm ra khí quản.

– Ho: hít hơi vào thật sâu, nín thở và ho liên tiếp 1-2 lần. Lần 1 ho nhẹ, lần 2 ho mạnh để đẩy đờm ra ngoài.

  1. Tư thế nghỉ ngơi. (Vận động tại giường)
  • Tư thế nằm sấp

Giữ đầu hơi thấp so với thân người, xoay đầu sang 1 bên để dễ thở

 

– Chêm lót khăn/gối ở vùng đầu cổ giúp thoải mái.

– Chêm lót khăn/gối ở vùng hông để tránh đau lưng. Tránh chêm vào vùng bụng vì sẽ gây khó thở.

– Chêm lót khăn/gối ở chân giúp thoải mái.

– Thời gian nằm sấp duy trì 1-2 giờ trong mỗi 4 giờ, tối đa 14h trong ngày.

  • Tư thế nằm đầu cao                                                               . Tư thế nằm nghiêng
  1. Tập vận động tại giường
  2. Bài tập tăng thể lực, rèn luyện sức bền

E.Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

1.Ăn bình thường với đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

  1. Bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt khi có ăn giảm sút do sốt, ho, mệt mỏi…

3.Ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc.., đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng.

  1. Ăn tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng.
  2. Uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.

F.Nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ các lời khuyên sau đây:

  1. Cách ly người nhiễm khỏi những người khác.
  2. Vệ sinh tay thường xuyên.
  3. Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách.
  4. Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm.
  5. Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.
  6. Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định.
  7. Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

G.Thu gom, xử lý chất thải đúng cách

  1. Đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm.
  2. Thu gom, xử lý chất thải hằng ngày hoặc khi thùng rác đầy.
  3. Đeo găng khi xử lý chất thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong.
  4. Rửa tay sau khi xử lý chất thải.

Để lại một bình luận

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905