MẸO ĐỂ BỚT NGHẸT MŨI KHI ĐI NGỦ

Tại sao nghẹt mũi lại trở nên tệ hơn khi nằm ngủ

Theo Breathe right, nghẹt mũi sẽ càng tệ hơn vào ban đêm bởi khi nằm xuống, máu dồn nhiều về phía đầu và mũi, khiến đường thở càng thêm sưng, như một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại viêm nhiễm.

Và tác động của trọng lực càng khiến tình huống trở nên tệ hơn khi chất nhầy trong mũi “tắc nghẽn” tại một chỗ, làm bạn không tài nào thở được.

Cách giúp bạn bớt nghẹt mũi khi ngủ

1. Kiềm chế cảm giác muốn xì mũi thật mạnh

Khi có một chiếc mũi nghẹt khó chịu thì việc vơ vội lấy giấy ăn và xì một hơi thật đã hoàn toàn là phản xạ bình thường. Nhưng xì mũi không thật sự được khuyến khích bởi các bác sĩ, chuyên gia. Vì sao vậy?

Nghiên cứu cho thấy khi bạn tạo một áp lực lớn đột ngột trong khoang mũi có thể khiến nước mũi, dịch nhầy đang từ mũi ập vào xoang. Chưa kể lực xì mũi mạnh có thể khiến tổn thương mạch máu trong mũi, chảy máu ồ ạt. Dịch nhầy bị đẩy ngược lên khoang tai, gây ù tai, viêm tai giữa, v.v.

Bạn có thể xì mũi nhẹ nhàng bằng cách: xì từ từ từng một bên một, không xì mạnh, trước khi xì có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy.

2. Bấm huyệt để thông mũi

Bấm huyệt bằng cách ấn và day ngón tay bạn vào một số vị trí nhất định. Dù bấm huyệt không thể chữa khỏi cảm, nhưng nó hoàn toàn giảm bớt khó chịu ở xoang.

Dùng ngón trỏ trái và phải của bạn ấn lên vị trí bên cạnh hai cánh mũi (huyệt nghinh hương), giữ trong vòng 3 phút. Đối với cơn đau đầu trán do viêm xoang, bạn dùng ngón tay ấn vào đầu hai đầu lông mày hoặc điểm giữa hai đầu lông mày (huyệt ấn đường) trong 3 phút.

3. Uống đủ nước

Khi dịch mũi quá đặc, nó sẽ bám vào khoang mũi, gây ra tình trạng ngạt mũi khó chịu. Uống đủ nước sẽ giúp bạn giảm tình trạng đó.

Nếu bạn đang bị cảm, bạn nên đặt mục tiêu số nước cung cấp cho cơ thể, khoảng 11,5 cốc (với phụ nữ) hoặc 15,5 cốc (đối với nam giới). Bạn có thể phải uống nhiều hơn nếu thấy hơi sốt, buồn nôn hay bị tiêu chảy.

4. Ăn gì đó cay giúp giảm nghẹt mũi

Capsaicin là một chất hoá học có trong ớt cay, có tác dụng làm giảm tác động của dịch nhầy khiến ta nghẹt mũi. Vậy nên ăn đồ cay có thể giúp mũi ta thông phần nào, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời lúc đó. Capsaicin cũng khiến chất nhầy lỏng hơn và không bám vào khoang mũi, làm nước mũi chảy nhiều hơn.

Capsaicin thường có trong tương ớt, mù tạt, sốt salsa, tuy nhiên nếu bạn có vấn đề về tiêu hoá thì không nên dùng đồ cay.

5. Dùng thuốc trị nghẹt mũi

Thuốc trị nghẹt mũi (hay còn gọi là thuốc chống sung huyết) là một loại thuốc làm giảm “tắc nghẽn” đường thở bằng cách xoa dịu những mạch máu bị sưng tấy trong mũi. Đây là thuốc không kê đơn, được điều chế dưới dạng thuốc xịt hoặc viên uống, có tác dụng tức thì, giúp bạn dễ thở rất nhanh.

Tuy nhiên lạm dụng thuốc chống sung huyết trong thời gian liên tục có thể khiến cơ thể nhờn thuốc. Từ đó, tình trạng nghẹt mũi tệ hơn và bạn phải dùng các loại thuốc liều cao hơn để có thể thở bình thường.

Loại thuốc này không thể dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.

6. Nói không với đồ chứa cồn và caffeine sau 14:00

Nếu bạn đang bị nghẹt mũi thì việc tiêu thụ cồn và caffeine càng khiến tình trạng trở nên tệ hơn.

Đồ uống có cồn và caffeine có tác dụng lợi tiểu, khiến đi vệ sinh nhiều và mất nước nhanh. Và khi đó, dịch mũi sẽ đặc lại và bám chặt hơn, tình trạng nghẹt mũi càng trầm trọng. Chưa kể chúng còn khiến bạn khó ngủ, mất ngủ.

7. Đừng để thú cưng vào phòng ngủ

Dù em cún hay mèo của bạn có đáng yêu đến mức nào thì cũng đừng để chúng vào phòng ngủ. Vi khuẩn và lông bay ra từ thú cưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng. Chưa kể lông động vật còn là nguồn gốc gây ra dị ứng, và khiến tình trạng viêm mũi của bạn nặng hơn.

8. Một bữa tối ấm nóng giúp bạn đỡ nghẹt mũi

Dù chưa có nghiên cứu khoa học chính thức xác nhận nhưng các nhà khoa học gợi ý rằng một bát cháo, soup nóng vào bữa tối có thể giúp bạn thông mũi hơn. Cháo, soup bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Cùng lúc, nhiệt độ, hơi nóng của bát cháo, soup khiến bạn ấm áp và mau khỏi cảm cúm đấy.

Sau khi ăn cháo, soup nóng, bạn có thể dùng một tách trà nóng. Trong trà chứa nhiều chất giúp chống oxy hoá, chống viêm sưng. Bạn có thể thêm mật ong, chanh để thức uống hấp dẫn hơn. Mật ong là liều thuốc chữa viêm họng hiệu quả, còn chanh có tác dụng chống viêm nhiễm.

Tuy nhiên vào buổi tối, bạn nên dùng loại trà không chứa caffeine để không bị mất ngủ.

9. Vệ sinh mũi họng giúp mũi bạn thông thoáng hơn

Rửa mũi bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý là một biện pháp được các bác sĩ khuyến khích mọi người thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là với những người mắc các bệnh về đường hô hấp.

Đây là phương pháp tiết kiệm chi phí mà hiệu quả, tuy nhiên, bạn cần cẩn thận trong các thao tác rửa mũi, giữ vệ sinh dụng cụ rửa mũi cũng như sử dụng nguồn nước sạch (nước cất, nước muối sinh lý NaCl 0.9%), không quá nóng để đạt hiệu quả.

Lưu ý: Rửa mũi là phương pháp khác hoàn toàn với nhỏ mũi thông thường. Bạn sẽ phải dùng dụng cụ chuyên dụng để bơm nước vào hốc mũi. Nếu bạn không thể rửa mũi, nhỏ mũi và sau đó xì nhẹ đúng cách cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Súc miệng và họng với nước muối có thể không khiến bạn đỡ ngạt mũi, nhưng đây cũng là một cách bác sĩ khuyên làm bởi nó giúp bạn đẩy virus ra khỏi đường thở.

10. Xông hơi mặt hoặc tắm nước nóng giúp bạn dễ thở hơn

Hơi nước nóng sẽ giúp giãn mạch máu trong khoang mũi, cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Khi xông hơi mặt, bạn cúi mặt trên một chậu/nồi nước nóng, đồng thời phủ một chiếc khăn tắm qua đầu giữ hơi nước không phát tán linh tinh. Bạn nên ngồi yên một vị trí và hạn chế di chuyển để không bị nước nóng bắn bỏng.

Khi xông hơi, tắm, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu chanh sả, bạc hà, v.v để thư giãn hơn.

11. Trước khi nằm ngủ, bạn nên

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để thở thoải mái hơn. Không khí khô của mùa đông có thể khiến cổ họng và đường thở của bạn thiếu ẩm, khiến khó thở và dễ ho.
  • Phòng ngủ của bạn được yên tĩnh, mát mẻ và không có ánh sáng. Khi bị ốm, bạn trở nên nhạy cảm với những chi tiết rất nhỏ, đặc biệt là với những nhân tố như tiếng ồn, ánh sáng hay nhiệt độ. Nhiệt độ mát với lớp chăn vừa đủ sẽ giúp bạn dễ vào giấc hơn.
  • Kê cao gối đầu sẽ giúp chất nhầy trong mũi không bám quá chặt, giúp đường thở thông thoáng
  • Xoa dầu Cao Sao Vàng lên hai bên cánh mũi để dễ thở.
  • Thay vỏ đệm, vỏ gối, vỏ chăn thường xuyên để vi khuẩn có hại không sinh sôi, phát triển, khiến bạn liên tục viêm nhiễm.

Dù nghẹt mũi không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu để nghẹt mũi kéo dài sẽ dẫn đến đau đầu, viêm xoang, viêm họng, phế quản, v.v. ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống của bạn.

Để lại một bình luận

0772240905
Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0772240905 SMS: 0772240905